HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ LẮP ĐẶT ÂM TRẦN

Đèn led âm trần được lắp đặt chìm phía trong trần nhà. Tính năng nổi bật nhất của nó là khả năng cung cấp ánh sáng chất lượng và duy trì tổng quan kiến trúc thống nhất cho không gian sử dụng. Omllighting.com hướng dẫn chi tiết lắp đặt và tháo dỡ thiết bị này cho quý khách theo từng bước trong nội dung dưới đây.

Chú ý trước khi lắp đặt

1 – Việc lắp đặt yêu cầu người thực hiện phải có kinh nghiệm và chuyên môn về sản phẩm để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
2 – Do chất liệu trần nhà đa dạng (trần gỗ, trần thạch cao, trần tấm xi măng sợi Cellulose, trần bê tông…) vì vậy hãy xem xét cẩn thận chất liệu trần để chuẩn bị dụng cụ lắp đặt phù hợp khi phải khoan đục.
3 – Xác minh điện áp hoạt động của sản phẩm trước khi tiến hành lắp đặt để đảm bảo đèn sẽ được cấp điện áp hoạt động phù hợp, vì điện áp nếu sai lệch quá nhiều sẽ khiến thiết bị hư hỏng vĩnh viễn. Không nên lắp đặt đèn âm trần với công suất lớn hơn mức cho phép.
4 – Dùng bút thử điện để kiểm tra xem điện đã được ngắt hoàn toàn chưa?
5 – Khi lắp đặt nên tránh vị trí có thiết bị tỏa nhiệt mạnh để tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của đèn.
6 – Xem xét vị trí của đèn trong tương ứng với các thiết bị khác như quạt trần hoặc đèn chùm trang trí… để đảm bảo khoảng cách an toàn giữa chúng.
7 – Cuối cùng, hãy đọc kỹ hướng dẫn này trước khi tiến hành.

Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt

– Máy khoan, thước dây, ốc vít, băng keo cách điện, bút thử điện, kìm cắt dây;
– Một bộ sản phẩm đèn Led âm trần đồng bộ bao gồm: đèn, dây dẫn, Driver, tai cài lò xo;
– Tắt điện nguồn ở hộp cầu chí chính (hoặc hộp ngắt mạch) để đảm bảo an toàn khi bạn làm việc;
– Hãy thuê một thợ điện chuyên nghiệp thay vì tự lắp đặt để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tiến hành lắp đặt theo các bước sau

1. Đối với đèn Led âm trần có driver bên trong

Loại này đã được tích hợp bộ chuyển nguồn xoay chiều thành 1 chiều (driver) bên trong đèn nên không cần bước đấu nối driver với đèn và với nguồn xoay chiều.
Bước 1
Xác định vị trí của mỗi bóng đèn âm trần, có thể thiết lập bản vẽ trên giấy nếu hệ thống chiếu sáng phức tạp khi lắp cho không gian lớn.
Bước 2
– Tiến hành khoan lỗ trên trần nhà cho vừa vặn với phần chìm của đèn âm trần. Đây là bước mà bạn phải sử dụng thước dây để đảm bảo kích thước lỗ khoan vừa vặn với đui đèn, không quá rộng – sẽ mất mỹ quan, cũng không quá nhỏ – phải khoan lại…
– Sau đó đưa bộ phận nguồn lên trước (bao gồm led driver và phần dây dẫn của đèn)
– Trường hợp lỗ khoan trần quá nhỏ, không đủ để thao tác, có thể khoét thêm một lỗ bên cạnh để tiến hành dễ dàng.

 

Bước 3

Tiến hành đấu nối dây dẫn điện, để tiến hành bước thứ 3 hãy đảm bảo nguồn điện đã được tắt (off).
– Với loại  không có chân xoáy: kết nối dây màu nâu và dây màu xanh lam của đèn với dây dẫn điện dân dụng 220V.
– Với led âm trần có chân xoáy: xoáy chân đèn theo chiều kim đồng hồ vào đui đèn.


Loại không có đui xoáy


Loại có đui xoáy

Bước 4

Để tai cài lò xo 90 độ, đẩy đèn vào lỗ khoét. Bật công tắc kiểm tra độ sáng và góc chiếu của đèn. Thực hiện lặp lại với mỗi bóng đèn, yêu cầu phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho trần nhà.

2. Loại đèn led âm trần có driver rời

B1: Khoét lỗ trên trần nhà theo kích thước của ghi trên đèn
B2: Đưa bộ phận driver lên trước và đấu nối driver với nguồn và driver với đèn
B3: Đẩy tai cài 90 độ hướng về đế đèn và ấn đèn vào lỗ khoét
B4: Đẩy đèn vừa vào lỗ khoét, bật công tắc nguồn và kiểm tra ánh sáng.
Sơ đồ lắp đặt đèn led âm trần driver rời

Một số sự cố có thể gặp phải sau khi lắp đặt đèn led âm trần

Nếu đèn đã được lắp đặt đúng cách theo các bước trên mà vẫn không sáng thì hãy xem xét các trường hợp sau:

+ Vui lòng cắt điện và sau đó kiểm tra xem dây nguồn của đèn được kết nối đúng với nguồn cung cấp điện hay chưa.

+ Nếu đấu nối dây dẫn đã đúng cách, hãy hỏi một chuyên gia để kiểm tra điện áp đầu vào hoặc mạch điện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

zalo-icon
facebook-icon
phone-icon